Kinh nghiệm môn lịch sử
“BÍ QUYẾT” HỌC LỊCH SỬ“BÍ QUYẾT” HỌC LỊCH SỬ
Thủ thuật để ghi nhớ là các em có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ
niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ
sự kiện lịch sử, sao cho có sự trùng hợp (vì khá gần gũi với chính bản thân mình). Cũng có thể
lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch
sử dân tộc và ngược lại, (đảm bảo rằng những sự kiện đó đã khắc sâu vào bạn nhé :) ). Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện
trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay
số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương…
Từ đó, suy nghĩ, sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình. Sau khi
đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ
theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng
việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học
có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi
giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó...
Công
đoạn này rất có ý nghĩa, nó giúp các em nắm một cách bao quát những nội
dung, giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn, sự kiện
lịch sử với nhau. Trong quá trình học bài, học sinh cũng cần nhớ tên đề
bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không
nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, top9xy.wap.sh. nghĩa
là lạc đề. Học sinh cần nắm khung, tức là dàn ý, của cả bài hoặc của
từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của
nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm nguyên nhân,
diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống, nhớ lâu,
dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Điểm tiếp theo là các em phải nắm
chốt. Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối
quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm.
Từ hai năm trở lại đây, câu hỏi trong các đề thi đại học, cao đẳng môn Lịch sử thường
yêu cầu học sinh phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử...
không bắt học sinh phải nhớ quá nhiều sự kiện. Vì thế, đây cũng là một
thuận lợi cho những em học ôn môn Lịch sử
khối C. Tuy nhiên, không phải
học sinh nào sau khi học thuộc đều làm bài tốt. Việc thuộc bài mới chỉ
một nửa, nửa còn lại là phải thể hiện những kiến thức ấy vào trong bài
làm một cách đạt hiệu quả tốt nhất các giáo viên ra đề luôn tìm cách để đề thi chắt lọc học sinh được hiệu quả nhất
CÁCH LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
Mỗi đề thi thường có bốn câu hỏi: phần chung (ba câu), phần riêng (một câu).
-Trước hết, học sinh cần xem tổng quát đề, đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu
cầu của đề ra. Viết đề cương, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe
lên trong đầu để khỏi quên. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu
rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến
năm nào? Như vậy sẽ tránh được lạc đề hoặc thiếu ý.
-Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý. Học sinh có thể ghi
thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi
quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian
nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết
kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong
sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.
-Dù thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý
vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của
câu hỏi.
-Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng
cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện
quan trọng.
-Cần nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử, nhầm lẫn là tai hại lắm đó.
-Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự
kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng
sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu
dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách
có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm.
-Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn 10, 15 phút.
Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi
mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao
hơn, đôi khi có những sai sót nhr, nhưng nó lại lấy đi điểm không đáng mất của bạn.
Thạc sĩ NGUYỄN THỊ HIỆP NGỌC
↑↑↑↑Copyright © XemWap.Vn
XemWap Vn |
My google+