Giải thích I dosing
Bản chất của nhạc i-dosing chỉ gồm những nhịp nhạc được lặp đi
lặp lại, phát ra từ máy đánh nhịp. Đơn cử, một bản nhạc gồm những âm
thanh như tiếng tù và chăn cừu phát ra được lặp đi lặp lại, trong khi
các bản khác lại sử dụng các âm thanh điện tử thô mộc được chơi ở cường
độ cực nhanh.
Tuy nhiên, loại nhạc này lại có thể đem lại cảm giác
cho người nghe bởi lợi dụng sự tác động của loại âm thanh “nhịp cho cả 2
tai” kích thích lên não bộ. Thực chất, khi nghe i-dosing, tai phải của
người nghe đón nhận một tần số âm thanh, trong khi tai trái lại nghe một
tần số âm thanh khác ở mức độ nhẹ hơn. Người nghe không nhận biết được
hiện tượng này. Việc tiếp nhận những chênh lệch về tần số âm thanh, lúc
cao lúc thấp, vô hình trung khiến não bộ của người nghe hình thành nên
những sóng não, tạo ra các ảo giác bất bình thường cho người nghe, giống
như cảm giác mà họ trải qua khi uống rượu hay sử dụng các chất kích
thích.
Giáo sư Helane Wahbeh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu các liệu
pháp chữa trị lâm sàng và thiên nhiên của trường Đại học Y tế và Khoa
học Oregon (Mỹ) giải thích: “Hiện tượng nhịp đập lên cả hai tai xảy ra
khi mỗi tai của người nghe đón nhận một tần sóng âm thanh khác nhau.
Thông thường, sự khác biệt của âm thanh ở mỗi tai giúp con người có thể
tự định hướng về nguồn gốc âm thanh mà tai họ nghe thấy. Tuy nhiên, khi
nghe những âm thanh trên bằng tai nghe, người nghe chỉ có thể cảm nhận
được sự khác nhau của âm thanh và một trong những âm thanh đó được người
nghe tưởng rằng được phát ra từ chính não của họ”.
Năm 1839, nhà
hóa học người Đức Heinrich Wilhelm Dove phát hiện ra hiện tượng này và
đặt tên cho nó là “những nhịp đập lên cả hai tai”. Nó trở thành đề tài
của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong hơn hai thế kỷ qua. Hiện tượng
“nhịp đập lên cả hai tai” khá phổ biến trong cuộc sống thường nhật.
Chẳng hạn, đó là khi ta nghe tiếng wahwahwah của một chiếc đàn ghita
không chuẩn tông. Các nhạc sĩ cũng thường xuyên sử dụng “nhịp đập lên cả
hai tai” như các tiếng o o, vo ve từ chiếc kèn túi...top9xy.wap.sh. để tạo hiệu ứng
cho người nghe, tuy nhiên ở mức độ nhẹ chứ không ở mức có thể gây biến
động trong não bộ của người nghe.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu
khoa học nào ghi nhận nghe i-dosing là có hại. Tuy nhiên, không ít các
chuyên gia tâm lý lên tiếng cảnh báo rằng về lâu về dài loại nhạc được
coi là “ma túy số” này sẽ gây những tác động không có lợi lên trí não
còn đang phát triển và dễ bị tổn thương của thanh thiếu niên.
Tuy có nhiều cảnh báo về tác hại có thể có của nó, nhưng xu của giới trẻ hiện nay vẫn rất rầm rộ. Ngoài ra, có một số trường hợp nghe I-dosing vẫn không có cảm nhận được điều gì khác biệt, dường nhe không ảnh hưởng đến người đó chút nào, ... Ưm.. có lẽ vẫn cần thời gian để làm rõ.
Kinh nghiệm khác